Quy trình gia công làm cửa cổng sắt mỹ thuật

Bạn có thể dễ dàng thấy cửa cổng sắt mỹ thuật ở bất cứ một công trình kiến trúc nào. Từ nhà ở, biệt thự, nhà hát, công trình nghệ thuật,… chúng đều được sử dụng. Vậy bạn đã biết quy trình gia công làm cửa cổng sắt  mỹ thuật diễn ra như thế nào chưa? 

Quy trình gia công làm cửa cổng sắt mỹ thuật tại xưởng

Cửa cổng sắt đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống. Sắt là kim loại được con người sử dụng sớm nhất. Từ những chiếc rào sắt đơn sơ được gia cố buộc với nhau tạo thành hàng rào. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự xuất hiện của sắt mỹ thuật đang được hưởng ứng. Sản phẩm này vừa đảm bảo an toàn vừa mang tính thẩm mỹ cao.

Sản phẩm này vừa đảm bảo an toàn vừa mang tính thẩm mỹ cao.
Sản phẩm này vừa đảm bảo an toàn vừa mang tính thẩm mỹ cao.

Sắt mỹ thuật được làm rất công phu. Dưới bàn tay của những người thợ lành nghề, những thanh sắt được uốn nắn trở nên mềm mại. Từ những thanh sắt đơn điệu, qua quá trình tôi luyện trở thành sắt nghệ thuật. Với nhiều họa tiết, hoa văn bắt mắt được chau chuốt tỉ mỉ từ những chi tiết nhỏ nhất

Để tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suất, máy móc được đưa vào quá sử dụng. Quy trình gia công làm cửa cổng sắt mỹ thuật tại đơn vị chúng tôi gồm có 4 bước chính. Đây là bản tóm tắt để quý vị có cái nhìn toàn diện hơn về sản phẩm. Các bước được thực hiện như sau: 

Bước 1: Tạo hình cho sắt mỹ thuật

Trong giai đoạn này, nhà thiết kế sẽ đem đến bản mẫu cho phân xưởng. Người thợ rèn sẽ nghiên cứu kỹ các chi tiết. Sau đó, lên kế hoạch sản xuất để tạo hình cho những thanh sắt.

Sắt được nung trên lò lửa nóng với nhiệt độ có thể lên tới 1000 độ C. Các thanh sắt sẽ chuyển sang trạng thái mềm dẻo. Người thợ rèn sẽ tiến hành uốn nắn để thanh sắt có được hình dáng như mong muốn.

Người thợ rèn sẽ nghiên cứu kỹ các chi tiết, lên kế hoạch sản xuất để tạo hình cho những thanh sắt.
Người thợ rèn sẽ nghiên cứu kỹ các chi tiết, lên kế hoạch sản xuất để tạo hình cho những thanh sắt.

Việc mô tả nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng để có được sắt nghệ thuật thì không dễ. Việc nung nóng, uốn sắt có thể phải lặp lại đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần. Bởi vậy, ở bước này, con người là yếu tố quyết định thành công của cả công đoạn.

Những người thợ rèn phải là những người thợ lành nghề, với nhiều kinh nghiệm. Người thợ rèn còn được gọi là những nghệ nhân. Họ đã chau chuốt từng chi tiết, làm ra những sản phẩm sắt nghệ thuật với tính thẩm mỹ cao.

Bước 2: Lắp ghép những chi tiết nhỏ tạo thành tấm 

Sau khi rèn từng chi tiết, chúng được ghép lại với nhau tạo thành một tấm như trong thiết kế. Bộ khung cổng sẽ được dựng lên làm giá đỡ cho những chi tiết nhỏ. Theo đó, những hoa văn trang trí lần lượt được nối lại tạo thành một bối cảnh hoàn chỉnh.

Ở công đoạn này, người thợ rèn vẫn giữ vai trò quan trọng. Họ là người trực tiếp đưa từng chi tiết rời rạc lên khung. Nghệ nhân kết nối chúng lại bằng mối hàn tạo thành một “bức tranh” như khách hàng đã đặt ra.

Sự cẩn thận, tỉ mỉ là cần thiết khi thực hiện công việc này. Chỉ cần làm lệch một vài họa tiết có thể làm hỏng toàn bộ tác phẩm. Đây cũng là một bước không thể thiếu trong quy trình gia công làm cửa cổng sắt mỹ thuật. Công ty rất coi trọng và không thể bỏ qua trong khâu kiểm tra, giám sát.

Bộ khung cổng sẽ được dựng lên làm giá đỡ cho những chi tiết nhỏ.
Bộ khung cổng sẽ được dựng lên làm giá đỡ cho những chi tiết nhỏ.

Bước 3: Hoàn thiện bề mặt trước khi sơn

Sau khi lắp ghép các chi tiết, sản phẩm đã có hình dạng cơ bản. Tuy nhiên, nó vẫn còn ở dạng thô và nhiều chi tiết thừa. Kết hợp với việc sử dụng máy móc hỗ trợ, người thợ sẽ hoàn thiện bề mặt. Chúng phải được đảm bảo thật láng mịn trước khi tiến hành sơn phủ. Bước này có thể được phân chia thành một số công đoạn nhỏ hơn cụ thể như sau:

  • Mài thô: Sử dụng đá mài có độ nhám lớn và độ ma sát cao để mài phá những mối hàn lớn. Công đoạn này làm chúng gọn gàng hơn.
  • Mài tinh: Sử dụng đá mài nhỏ để mài mịn những mối hàn nhỏ, mối hàn lớn đã được mài thô. Công đoạn này giúp những mối hàn không bị lộ, từng chi tiết được liền mạch với nhau hơn.
  • Làm sạch: Sau cùng, sử dụng phun cát áp lực cao làm bề mặt sản phẩm sạch toàn bộ xỉ hàn. Bề mặt sản phẩm phải láng mịn mới không ảnh hưởng đến chất lượng khi sơn.
Sau khi lắp ghép các chi tiết, sản phẩm đã có hình dạng cơ bản.
Sau khi lắp ghép các chi tiết, sản phẩm đã có hình dạng cơ bản.

Bước 4: Sơn phủ bề mặt

Sơn phủ là bước cuối cùng để giúp sản phẩm hoàn thiện. Phủ một lớp sơn tĩnh điện giúp cổng sắt nghệ thuật có tuổi thọ cao hơn, chống chịu tốt. Đồng thời, đây cũng là yếu tố tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Trong quy trình gia công làm cửa cổng sắt mỹ thuật, sơn phủ bề mặt là công đoạn cuối cùng. Tuy có vẻ đơn giản nhưng nó lại là yếu tố quyết định sản phẩm có đạt tiêu chuẩn như nhà đầu tư đưa ra hay không. Bởi việc lựa chọn  màu sơn đa dạng cũng làm cho sản phẩm trở thành những mẫu mã khác nhau, phù hợp với những không gian khác nhau.

Đơn vị sản xuất cửa cổng sắt mỹ thuật chất lượng

Cơ khí Việt Cường là đơn vị hoạt động trong ngành cơ khí được 10 năm. Với quy trình gia công làm cửa cổng sắt mỹ thuật đúng theo tiêu chuẩn. Chúng tôi đã mang sản phẩm này đến với nhiều công trình xây dựng.

Nhà đầu tư có nhu cầu về cửa cổng sắt mỹ thuật có thể liên hệ  để  được tư vấn. Chúng tôi sẽ mang những sản phẩm có chất lượng tốt nhất đến với khách hàng một cách nhanh chóng.

Xem thêm:

5 lưu ý khi thiết kế cầu thang cho ngôi nhà hiện đại

Cầu thang inox đẹp

Quy trình thi công cầu thang kính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *